15h00
Áp lực ngày càng trở nên mạnh hơn khi về cuối phiên, hàng loạt cổ phiếu trụ cột giảm giá sâu và đẩy các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Trong đó, một số cổ phiếu chứng khoán như
VCI
hay
HCM
bị bán rất mạnh. Chốt phiên,
VCI
giảm sàn xuống 37.200 đồng/cp còn
HCM
giảm 4,3% xuống 22.000 đồng/cp. Bên cạnh đó, các mã lớn như
BVH
,
CTG
,
VCB
,
HVN
... cũng chìm trong sắc đỏ.
BVH
giảm 3,7% xuống 52.000 đồng/cp và khớp lệnh 1,3 triệu cổ phiếu,
GVR
giảm 3,7% xuống 14.200 đồng/cp,
CTG
giảm 3,3% xuống 31.050 đồng/cp,
VCB
giảm 1,7% xuống 86.200 đồng/cp.
Ở chiều ngược lại, lực đẩy đối với thị trường chung vẫn còn nhưng khá "yếu ớt" và đến từ các mã như
VRE
,
STB
,
VPB
,
BID
,
NVL
,
VHM
... Trong đó,
VRE
tăng 1,6% lên 27.900 đồng/cp,
VPB
tăng 1,2% lên 25.100 đồng/cp.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 5,39 điểm (-0,57%) xuống còn 939,03 điểm. Toàn sàn có 166 mã tăng, 240 mã giảm và 72 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,35 điểm (-0,25%) xuống 139,98 điểm. Toàn sàn có 63 mã tăng, 75 mã giảm và 59 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng nhẹ 0,04 điểm (0,06%) lên 63,75 điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 493 triệu cổ phiếu, trị giá 9.500 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh là 8.146 tỷ đồng.
11h30
Về cuối phiên sáng, áp lực bán tiếp tục dâng cao đã khiến đà giảm của nhiều cổ phiếu lớn bị nới rộng, VN-Index vì vậy cũng đảo chiều giảm trở lại. Trong đó,
GVR
giảm đến 2,4% xuống 14.400 đồng/cp,
BCM
giảm 2,1% xuống 39.050 đồng/cp,
BVH
giảm 1,9% xuống 53.000 đồng/cp,
HVN
giảm 1,2% xuống 25.350 đồng/cp.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,6 điểm (-0,06%) xuống 943,82 điểm. Toàn sàn có 187 mã tăng, 182 mã giảm và 86 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,11 điểm (0,08%) lên 140,44 điểm. Toàn sàn có 54 mã tăng, 54 mã giảm và 59 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (-0,05%) xuống 63,68 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 260 triệu cổ phiếu, trị giá 4.826 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 99 tỷ đồng trên HoSE, trong khi mua ròng 12 tỷ đồng trên HNX và 5 tỷ đồng trên UPCoM.
VCI
giảm sâu 5% xuống 38.000 đồng/cp sau khi công bố kết quả kinh doanh không tốt. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý III giảm sâu 36,5% so với cùng kỳ xuống còn 95,5 tỷ đồng.
IDC
tăng 2,7% lên 27.000 đồng/cp sau thông tin Bộ Xây dựng vừa phê duyệt phương án thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại Tổng công ty Idico (HNX:
IDC
). Khối lượng thoái vốn là 108 triệu cổ phiếu, tương đương với 36% vốn điều lệ
IDC
. Phương thức thoái vốn là đấu giá công khai thông thường tại Sở Giao dịch chứng khoán TP
HCM
theo quy định.
10h21
Các chỉ số trong khoảng thời gian đầu của phiên giao dịch ngày thứ 4 đã nhận được lực đẩy tốt từ nhiều cổ phiếu trụ cột. Tuy nhiên, đà tăng của các chỉ số đều không quá mạnh do áp lực từ nhiều cổ phiếu chủ chốt khác vẫn còn lớn. Diễn biến chủ đạo của thị trường vẫn chỉ là giằng co trong biên độ hẹp với sự phân hóa mạnh ở các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Hiện tại, nhóm ngân hàng vẫn có đóng góp lớn nhất trong việc giúp giữ sắc xanh của các chỉ số. Các mã như
STB
,
VPB
,
HDB
,
TCB
,
SHB
,
MBB
... đồng loạt tăng giá tốt. Trong đó,
STB
tăng đến 3,2% lên 14.650 đồng/cp và khớp lệnh 10 triệu đơn vị,
VPB
tăng 4,8% lên 26.000 đồng/cp,
TCB
tiếp tục tăng 1,3% lên 24.200 đồng/cp và khớp lệnh 5,4 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, các mã như
VRE
,
FPT
,
VHM
,
PNJ
... cũng đồng loạt tăng tốt.
Chiều ngược lại,
GVR
,
VIB
,
VJC
,
HVN
... đều chìm trong sắc đỏ nhưng mức giảm đều không quá mạnh nên áp lực gây ra là không quá lớn.
VN-Index tăng 3,73 điểm (0,39%) lên 948,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 138,5 triệu cổ phiếu, trị giá 2.718 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,43 điểm (0,31%) lên 140,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch dạt 19,2 triệu cổ phiếu, trị giá 255 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,13 điểm (-0,2%) xuống 63,58 điểm.
Thị trường diễn biến trong biên độ hẹp và hầu hết giao dịch trong sắc đỏ ở phiên 20/10 nhưng VN-Index cuối phiên tăng điểm trở lại nhờ lực đẩy của một số mã trụ cột. Thanh khoản khớp lệnh trên hai sàn gia tăng so với phiên trước đó nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 20 phiên với giá trị giao dịch đạt 8.463 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch 431.
Khối ngoại sàn HoSE đẩy mạnh bán ròng lên đến 908 tỷ đồng, gấp 2,5 lần phiên trước do có đột biến giao dịch thỏa thuận hơn 28 triệu cổ phiếu
DIG
.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh ngưỡng 945 điểm của chỉ số VN-Index trong phiên kế tiếp và YSVN bảo lưu kịch bản điều chỉnh trong vài phiên tới.
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), chuỗi ngày tăng điểm vẫn đang diễn ra trên thị trường nhưng hầu như chỉ xảy ra ở các cổ phiếu vốn hóa lớn và nhóm cổ phiếu ngân hàng và để tìm kiếm lợi nhuận trên toàn thị trường trong lúc này hầu như khó khăn.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý
Chốt phiên 20/10, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Dow Jones tăng 113,37 điểm, tương đương 0,4%, lên 28.308,79 điểm. S&P 500 tăng 16,2 điểm, tương đương 0,47%, lên 3.443,12 điểm. Nasdaq tăng 37,51 điểm, tương đương 0,33%, lên 11.516,49 điểm.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản giảm 0,01%.Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,44%, Topix giảm 0,75%. Thị trường Trung Quốc tăng vào cuối phiên với Shanghai Composite tăng 0,47%, Shenzhen Component tăng 1,361%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,11%. Thị trường Hàn Quốc đi lên với Kospi tăng 0,5%. Chỉ số ASX 200 của Australia giảm 0,72%.
Giá dầu Brent tương lai tăng 54 cent, tương đương 1,27%, lên 43,16 USD/thùng. Giá dầu WTI giao tháng 11 tăng 63 cent, tương đương 1,54%, lên 41,46 USD/thùng. Giá dầu WTI giao tháng 12 tăng 64 cent lên 41,7 USD/thùng.